Rối loạn cương dương là gì? Rối loạn cương dương có tự khỏi không? Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị bệnh rối loạn cương dương như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay với chuyên gia bác sĩ Đỗ Văn Chiến
Rối loạn cương dương (có tên tiếng Anh là Erectile dysfunction) là một hiện tượng rối loạn chức năng tình dục xảy ra phổ biến ở nam giới. Căn bệnh xảy ra khi cánh mày râu nhận thấy dương vật của mình không thể duy trì thời gian cương cứng như mong muốn mỗi khi có quan hệ tình dục.
Tình trạng rối loạn cương dương sẽ ngày càng nguy hiểm hơn nếu như không được can thiệp điều trị kịp thời. Vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết rối loạn cương dương? Cần làm gì để phòng tránh rối loạn cương dương hiệu quả? Nam giới hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm được thông tin đầy đủ nhất!
Nguyên nhân rối loạn cương dương ở nam giới
Để dương vật có thể cương cứng bình thường thì cần có nhiều yếu tố kích thích đến nhu cầu tình dục và cảm xúc hưng phấn cho nam giới. Những yếu tố chi phối quá trình cương cứng dương vật sẽ đến từ tâm lý, quá trình lưu thông máu, hệ thần kinh và lượng hormones có trong cơ thể của người nam.
Nếu như cơ thể của nam giới có những tác động tiêu cực từ bên ngoài và cả bên trong, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn cương ở nam giới mà mọi người cần phải chú ý đến:
Nam giới từng mắc một số bệnh mãn tính
Nếu như nam giới đã từng hoặc đang mắc phải một trong những căn bệnh mãn tính như bệnh tim, chứng huyết áp cao, Parkinson, tiểu đường, xơ vữa động mạch, hội chứng rối loạn chuyển hóa, thì có nguy cơ cao gây ra rối loạn cương dương.
Bởi hầu hết các căn bệnh trên đều có nhiều tác động đến tốc độ tuần hoàn máu bình thường ở trong cơ thể con người hoặc làm cho hệ thống thần kinh trên cơ thể con người giảm hoạt động truyền dẫn tín hiệu, điều này sẽ khiến cho cơ thể nam giới khó có thể tự điều chỉnh hay lưu thông máu đến dương vật mỗi khi có nhu cầu quan hệ tình dục, chính vì vậy sẽ cản trở đến khả năng cương cứng bình thường.
Do thực hiện một số cuộc phẫu thuật tác động vào tủy sống và xương chậu
Một số nam giới trong quá trình hoạt động hàng ngày mà bị chấn thương ở vùng bụng dưới của nam giới như vùng chậu, làm cho xương chậu bị tổn thương nên cần thực hiện phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật có thể gây ra tác động đến tủy sống và hệ thống dây thần kinh cảm giác làm giảm khả năng dẫn truyền, làm cho quá trình cương cứng của dương vật gặp nhiều khó khăn, dẫn đến rối loạn cương dương nhanh chóng.
Có thói quen sử dụng nhiều chất kích thích
Nam giới vốn là đối tượng có tần suất sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, bóng cười, nhiều hơn so với nữ giới. Chính điều này tác động ít nhiều đến sức khỏe sinh lý nam giới, gây ra nhiều biến chứng nguy hại trong một thời gian dài mà không ai có thể biết trước được.
Các chất độc hại tồn tại sẵn ở trong thuốc lá, bia, rượu sẽ có tác động trực tiếp vào cơ quan nội tạng như tim, phổi, gan, thận mà còn gây ra thoái hóa đến các tế bào thần kinh, làm cho các mạch máu dễ bị hư hại nghiêm trọng. Điều này phần nhiều cũng gây ra nhiều khó khăn để dương vật có thể cương cứng được như bình thường.
Dùng nhiều loại thuốc gây rối loạn chức năng sinh lý
Đối với một số nam giới đang dùng thuốc để tiến hành điều trị các bệnh sẵn có ở trong cơ thể của mình như thuốc giãn mạch, thuốc chống rối loạn lipid máu, thuốc trị trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, có nguy cơ cao gây ra rối loạn cương dương.
Hầu hết các loại thuốc trên đều có thành phần làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của nam giới, làm gián tiếp tác động đến khả năng cương cứng của dương vật. Nếu như bạn có sử dụng thì nên cân nhắc liều lượng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ điều trị kỹ lưỡng, tránh cơ thể đang sử dụng thì gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Đang bị stress hoặc trầm cảm
Tình trạng người bị stress hay trầm cảm đang xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Điều này chủ yếu do gặp nhiều vấn đề khó khăn trong công việc hay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà gây ra tình trạng mệt mỏi tinh thần, dẫn đến chán nản, suy sụp.
Chính cảm giác buồn phiền này sẽ tác động trực tiếp đến não bộ của con người, làm cho mọi cảm giác ham muốn tình dục hay quá trình giải phóng hormone cảm xúc vui vẻ bị đình trệ, việc kích hoạt ham muốn diễn ra không thành công. Cho nên, hầu hết những người bị stress hay trầm cảm đều mất dần ham muốn quan hệ tình dục, dẫn đến bế tắc mà mắc chứng rối loạn cương dương.
Tần suất quan hệ tình dục quá ít hoặc có thủ dâm nhiều hơn bình thường
Mỗi nam giới nên thực hiện quan hệ tình dục mỗi tuần từ 2 – 3 lần để bản lĩnh phái mạnh được duy trì thường xuyên, điều này cũng giúp cho cơ thể của nam giới quen với tần suất có ham muốn tình dục, điều này giúp cho quá trình cương dương diễn ra dễ dàng.
Với những người có tần suất thủ dâm nhiều (khoảng 4 – 5 lần/ tuần) hoặc quan hệ tình dục ít (không có quan hệ hay chỉ 1 – 2 trong một tháng) thì dễ gặp phải hiện tượng rối loạn cương dương hơn vì cơ thể mất đi phản xạ khi bất chợt có ham muốn tình dục.
Cơ thể nam giới bị thừa cân gây ra béo phì
Tuy rằng thể trạng của nam giới vốn to cao hơn so với nữ giới cùng độ tuổi và thời gian phát triển, nhưng nếu như bạn để cơ thể của mình tăng cân mất kiểm soát dẫn đến thừa cân, béo phì, điều này rất dễ khiến cho cơ thể phải chịu nhiều hệ quả đáng tiếc cho sức khỏe. Một số nam giới vì cân nặng quá khổ của mình mà gặp phải nhiều khó khăn khi có quan hệ tình dục và gây ra bất ổn khi cương cứng ở dương vật của nam giới.
Gặp xung đột trong mối quan hệ tình cảm với bạn tình
Nếu như nam giới đang trong mối quan hệ tình cảm với một người mà gặp phải những xung đột căng thẳng như chia tay, ly hôn hoặc ngoại tình, điều này cũng gián tiếp làm cho tâm lý của nam giới bị bất ổn, khó có cảm xúc ham muốn tình dục như bình thường nên dẫn đến rối loạn cương dương.
Biểu hiện rối loạn cương dương dễ nhận biết
Rối loạn cương dương nếu như được phát hiện sớm sẽ hạn chế được nhiều biến chứng cho sức khỏe sinh lý của nam giới. Cánh mày râu nên để ý tới những dấu hiệu nhận biết rối loạn cương dương từ sớm thông qua một số biểu hiện rối loạn cương dương hay các triệu chứng rối loạn cương dương như sau:
- Có ham muốn tình dục mà dương vật không cương cứng đủ lâu để quan hệ tình dục bình thường.
- “Cậu nhỏ” cương cứng không đúng lúc, thường là chỉ lúc đang đi chơi, đi ngủ hoặc làm việc thì dương vật cương cứng, còn lúc có hưng phấn để quan hệ tình dục thì “cậu nhỏ” lại ỉu xìu.
- Khi có quan hệ tình dục, bạn tình của nam giới cần phải kích thích trong một thời gian dài thì dương vật mới cương cứng, điều này cũng khiến cho hưng phấn của cả 2 suy giảm nhiều, khó tiếp tục để quan hệ.
- Dương vật cương cứng bình thường nhưng đến khi xâm nhập vào âm đạo lại xìu xuống, dù kích thích như thế nào thì cũng không cương dương trở lại được.
- Trường hợp nặng hơn là nam giới không có ham muốn tình dục, chính điều này sẽ không thể kích thích dương vật cương cứng để quan hệ.
Tác hại của rối loạn cương dương
Việc nam giới để tình trạng rối loạn cương dương ở cơ thể kéo dài mà không tiến hành điều trị từ sớm sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Sau đây là một số tác hại của rối loạn cương dương.
- Tâm lý nam giới sẽ luôn bị căng thẳng, chán nản, tự ti, sinh ra mệt mỏi, buồn phiền đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Vì khó quan hệ tình dục được như bình thường nên nam giới rất dễ sinh ra bực tức, có thể thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với bạn tình, làm cho đời sống tình cảm và nhu cầu tình dục không ở trạng thái ổn định.
- Khả năng sinh sản suy giảm do không thể quan hệ tình dục kéo dài như bình thường, điều này có thể gián tiếp dẫn tới liệt dương, tăng cao nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn.
Bệnh rối loạn cương dương và cách điều trị
Vậy bị rối loạn cương dương phải làm sao và rối loạn cương dương có điều trị được không? Rối loạn cương dương có chữa khỏi được không hay bị rối loạn cương dương phải làm sao? Đây là băn khoăn của nhiều anh em. Vì chứng rối loạn cương dương không thể tự khỏi, chính vì vậy mà nam giới không nên chủ quan mà thiếu đề phòng, bởi chỉ cần bỏ qua giai đoạn đầu bị rối loạn cương dương, rất có thể nam giới sẽ vĩnh viễn không thể có con được thêm nữa.
Từ những tác hại nguy hiểm trên, nam giới cần phải sớm tiến hành điều trị rối loạn cương dương nhanh chóng để hạn chế những nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản, sinh lý của bản thân mình theo những cách phù hợp với tình trạng bị rối loạn cương dương. Tốt nhất là nam giới nên đi khám, kiểm tra sức khỏe tại cơ sở y tế chuyên khoa khi có biểu hiện nghi ngờ để được đưa ra liệu pháp phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Một số loại thuốc Tây có tác dụng điều hòa hormone sinh dục nam, giúp cải thiện khả năng cương cứng bình thường trở lại nếu như sử dụng thuốc đúng loại và liều lượng quy định. Thông thường, bác sĩ kê đơn một số loại thuốc như thuốc tăng cường lưu thông khí huyết cơ thể, thuốc uống hỗ trợ cương cứng và thuốc giúp bổ sung nồng độ hormone testosterone vào trong cơ thể.
Áp dụng các thủ thuật để tiến hành cải thiện tâm lý người bệnh
Liệu pháp tâm lý thường được kết hợp với các phương pháp chữa trị bình thường để tăng hiệu quả điều trị rối loạn cương dương nhanh chóng. Đối với những người bị stress hay trầm cảm, việc chỉ dùng thuốc thôi sẽ không có tác dụng rõ ràng, cần phải có can thiệp tâm lý để tinh thần người bệnh được cởi mở hơn, não bộ được giải phóng áp lực nhằm giúp tâm trạng nam giới tốt hơn. Từ đó sẽ cải thiện được chứng rối loạn cương dương dễ dàng.
Dùng các thiết bị để hỗ trợ dương vật cương cứng
Bác sĩ phụ trách điều trị sẽ tiến hành áp dụng thiết bị giúp cho dương vật cương cứng nhanh chóng, hiệu quả khi mà các phương pháp dùng thuốc hay tâm lý không thực sự có tác dụng. Có thể kể đến các biện pháp dễ dàng như thiết bị bơm dương vật để tạo độ cương cứng như mong muốn, dùng sóng xung kích tác động vào dương vật để cải thiện lưu thông máu hiệu quả, đảm bảo quá trình quan hệ tình dục được kéo dài đúng với nhu cầu thực tế của nam giới.
Cách phòng chống bệnh rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, vì vậy, cánh mày râu nên chủ động thực hiện thói quen sống lành mạnh, luôn duy trì tâm trạng và thể chất tốt nhất thì sẽ đảm bảo phòng tránh tình trạng dương vật bị rối loạn cương cứng:
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh dục nam như hải sản, thịt đỏ, trứng, cá, rau xanh, hoa quả, sữa chua, hạnh nhân,… Cần tránh ăn quá nhiều đồ tái, đồ sống, đồ nhiều gia vị và dầu mỡ.
- Tránh thủ dâm quá nhiều, nếu có quan hệ tình dục thì nên quan hệ với cường độ vừa phải, tránh quan hệ tình dục không an toàn hay thô bạo vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của nam giới.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh lao động quá sức hay để cơ thể bị suy nhược, điều này cũng giúp cho khả năng cương cứng bình thường được cải thiện.
- Thường xuyên trò chuyện với bạn tình hoặc nhóm bạn bè mà bạn có, tránh tự cô lập bản thân hoặc ở 1 mình quá lâu vì có thể sinh ra tâm lý tiêu cực, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của bản thân mà gián tiếp dẫn tới yếu sinh lý.
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên hơn để giúp sức khỏe được cải thiện, vóc dáng cũng đẹp hơn, điều này cũng rất tốt cho việc cải thiện đời sống tình dục, giúp tăng ham muốn lên nhiều lần nhằm đẩy lùi tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới.
- Khám sức khỏe nam giới định kỳ từ 6 tháng – 12 tháng/ lần, nên ưu tiên khám định kỳ trong điều kiện có thể để nắm bắt tình trạng sức khỏe bản thân được chính xác, tránh phát hiện ra các bất thường ở cơ thể quá muộn mà gây hại cho chính mình.
Chứng rối loạn cương dương có thể xảy ra mà không có biểu hiện bất thường cụ thể nào ở cơ thể nam giới, cho nên, cánh mày râu cần luôn trong tâm thế chủ động để thực hiện phòng tránh rối loạn cương dương hiệu quả. Bên cạnh đó, luôn chú ý đến những thay đổi của cơ thể để có phản ứng can thiệp kịp thời, tránh để tình trạng đáng tiếc xảy ra cho sức khỏe của mình.
Vì rối loạn cương dương gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe sinh lý nam giới và không thể tự khỏi, do đó, khi biết rõ về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết rối loạn cương dương như thế nào, nam giới cần nhanh chóng đi khám sức khỏe nam khoa để được điều trị kịp thời và có phác đồ điều trị rối loạn cương dương hiệu quả hơn.
Bài viết Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị
Nguồn ST